●±‡±● 12a1 TranQuocTuan ●±‡±●

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn 12a1.


lol! lol! lol!

Join the forum, it's quick and easy

●±‡±● 12a1 TranQuocTuan ●±‡±●

Chào Mừng Bạn Đến Với Diễn Đàn 12a1.


lol! lol! lol!

●±‡±● 12a1 TranQuocTuan ●±‡±●

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
●±‡±● 12a1 TranQuocTuan ●±‡±●

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Lam Ti Nhac Cho Vui

Latest topics

» Website THPT Trần Quốc Tuấn Nam định
Đền bảo Ninh xã Hải Phương EmptyMon Jul 09, 2012 5:05 pm by tranquoctuan

» Liên Hoan Lớp Xuân Nhâm Thìn 2012
Đền bảo Ninh xã Hải Phương EmptyWed Feb 01, 2012 10:16 am by trankhienvista

» sick enough to die
Đền bảo Ninh xã Hải Phương EmptyTue Jan 31, 2012 12:37 pm by chjnh25251325

» Chúc Mừng Năm Mới 2012
Đền bảo Ninh xã Hải Phương EmptyFri Jan 20, 2012 12:20 am by lamthiminh_mq

» Ảnh độc : Bé tí mà đã biết thích gái
Đền bảo Ninh xã Hải Phương EmptySun Dec 25, 2011 3:20 am by lamthiminh_mq

» Ảnh vui TÂM & LEN
Đền bảo Ninh xã Hải Phương EmptyFri Dec 23, 2011 12:38 am by lamthiminh_mq

» dang hoc nah
Đền bảo Ninh xã Hải Phương EmptyMon Dec 12, 2011 6:59 pm by lamthiminh_mq

» Đỉnh cao của nghê thuật đường phố
Đền bảo Ninh xã Hải Phương EmptyTue Nov 29, 2011 4:57 pm by MYTEAM

» than dong aoe viet nam
Đền bảo Ninh xã Hải Phương EmptySun Nov 27, 2011 2:28 pm by MYTEAM


    Đền bảo Ninh xã Hải Phương

    P.A.NGØC
    P.A.NGØC
    Admin


    Tổng số bài gửi : 35
    Join date : 17/05/2011
    Age : 31
    Đến từ : Viet Nam . hj

    Đền bảo Ninh xã Hải Phương Empty Đền bảo Ninh xã Hải Phương

    Bài gửi  P.A.NGØC Fri Jun 03, 2011 1:18 am

    Đền Bảo Ninh xã Hải Phương



    Đền Bảo Ninh thuộc xóm 10, xã Hải Phương là nơi thờ Trần Hưng Đạo, Tứ tổ khai sáng, Cửu tộc khai cơ và Dinh điền sứ-Tiến sỹ Đỗ Tông Phát, người con đầu tiên của Hải Hậu đỗ Tiến sỹ, có công khai khẩn Tổng Quế Hải (một trong 4 Tổng ngày đầu thành lập huyện Hải Hậu-1888). Căn cứ vào văn bia, chữ khắc trên thượng lương tại di tích cùng với truyền thuyết địa phương Đền được xây dựng vào niên hiệu Tự Đức thứ 20 (1867) đến niên hiệu Duy Tân thứ 3 (1909) được làm lại với quy mô như hiện nay.

    Đền bảo Ninh xã Hải Phương 579bn1



    Đền Bảo Ninh

    Đền được xây dựng trên một khu đất có diện tích 3.600m2 ở giữa cánh đồng, xa dân cư, mặt quay về hướng Tây. Phía trước Đền là hệ thống cột đồng trụ và cửa ra vào. Các cột đồng trụ được tạo dáng đẹp, hài hoà, cân đối. Hai cột giữa tạo thành cửa ra vào chính có kích thước lớn hơn, trên đỉnh trang trí rồng chầu uốn lượn quanh quả hồ lô, phía dưới đắp nổi mặt hổ phù và đề tài tứ linh. Đỉnh của hai cột góc đắp nghê chầu, bên dưới là đề tài tứ quý. Phần thân của cả bốn cột đồng trụ được viền bằng các đường chỉ mạch lạc, sắc nét bao quanh câu đối nhấn nổi bằng chữ Hán. Hai cửa ra vào phụ ở hai bên xây theo kiểu chồng diêm, mái cong làm giả ngói ống. Bộ phận kìm nóc và các đầu đao được cách điệu bằng hoạ tiết lá lật.

    Khu chính của Đền gồm 6 toà với gần 30 gian, trong đó công trình chính 15 gian kiến trúc theo kiểu tiền chữ “Nhất”, hậu chữ “Công”.

    Toà Tiền đường nằm ở vị trí trung tâm đối diện với hệ thống cửa ra vào và cột đồng trụ. Công trình gồm 5 gian có chiều dài 12m, rộng 7,8m (kể cả hiên) với bộ mái phẳng lợp ngói Nam. Trên nóc mái xây đại bờ, hai bên hồi có hệ thống bờ bảng và cột đồng trụ mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Chính giữa chân mái phía trước xây một bức trương theo kiểu chồng diêm, mái cong. Các đầu đao, kìm nóc được thể hiện bằng hoạ tiết lá lật cách điệu. Hai bên của bức trương đắp đôi rồng thời Nguyễn với thân hình uốn lượn mềm mại. Trong số 5 gian của toà Tiền đường thì 3 gian ở chính giữa được lắp cửa gỗ lim dày dặn, chắc chắn còn hai gian hai bên gắn bia đá. Bên trong toà Tiền đường thiết kế các vì kèo theo kiểu uốn vành mai được đặt trên hệ thống cột trụ vuông xây bằng gạch. Mặc dù kích thước của các cột khá lớn nhưng do trang trí các đường chỉ nổi, ống tủ ở cả bốn mặt nên đã tạo được vẻ mềm mại, thanh thoát. Kết hợp với các vì kèo để nâng đỡ ngói lợp ở bên trên là bộ hoành vuông mang phong cách thời Nguyễn và hệ thống rui bằng lim vừa thẳng vừa chắc chắn.

    Liền sau toà Tiền đường là toà chữ “Công” 10 gian bao gồm toà thứ nhất 5 gian chiều dài 6,5m, rộng 4,5m; Trung đường 3 gian dài 5,0m, rộng 3,5m và Hậu đường dài 4,6m, rộng 2,4m. Toàn bộ toà chữ “Công” này được thiết kế theo kiểu vòm cuốn ở bên trong và lợp ngói Nam ở phía trên. Với cách thiết kế như vậy đã tạo cho công trình một không gian cao, rộng nhưng vẫn đảm bảo độ bền vững, chắc chắn. Hệ thống bờ nóc của toà chữ “Công” được cách điệu theo kiểu tường hoa, hai đầu của tiền đường và hậu đường xây kiểu uốn vành mai, tất cả góp phần làm tăng vẻ cổ kính cho công trình.

    Nhà thờ Tổ xây dựng kiểu chữ “Đinh”. Nhà Tiền đường có 3 gian, chiều dài 7,6m, chiều rộng 4,5m bao gồm cả hiên với lối kiến trúc mái phẳng lợp ngói Nam. Trên nóc mái xây đại bờ, hai bên hồi có hệ thống bờ bảng cùng với hệ thống cột đồng trụ đằng trước. Ngoài hàng tàu dày dặn đỡ mái ở bên trên còn có ba bộ cánh cửa bằng gỗ lim ở 3 gian. Bên trong nhà Tiền đường thiết kế 4 vì kèo theo kiểu giá chiêng bẩy tiền. Toàn bộ phần mái trên được nâng đỡ bằng bộ khung lim chắc chắn, tạo nên bởi hệ thống câu đầu, cột xà lòng, xà nách góp phần giảm bớt vẻ thô cứng tạo nên cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát ở các cấu kiện kiến trúc; hệ thống câu đầu, xà nách đều được nghệ nhân đục chạm lá lật cách điệu với đường nét nhấn tỉa mạch lạc. Các hàng xà lòng lại soi chỉ ở cạnh và vê ống tơ nên vừa mềm mại vừa chắc chắn. Hàng bẩy tiền ôm các cột quân có nhiệm vụ đỡ tàu mái phía trước cũng được chạm hoạ tiết hoa lá cách điệu góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp cho di tích. Nối với nhà Tiền đường bằng kỹ thuật giao mái đã nối với khu Chính cung phía trong. Tại đây xây tường ba mặt, các cấu kiện có hệ thống hoành vuông cùng hàng rui mè bằng lim đã góp phần cùng bộ khung gỗ nâng đỡ tạo độ phẳng cho các hàng ngói lợp phía trên.

    Phủ mẫu nằm về phía Tây của Đền. Công trình cũng làm theo kiểu chữ “Đinh”, Tiền đường có 3 gian và hậu cung 1 gian. 3 gian Tiền đường có chiều dài 8,5m, chiều rộng kể cả hiên là 5,8m được làm theo kiểu chồng diêm. Trên nóc xây đại bờ có gài hoa chanh để cho thông thoáng, hai đầu hồi bít đốc và đằng trước có hệ thống cột đồng trụ tạo cho kiến trúc thêm bề thế. Khoảng cách giữa hai lớp mái ở phía trước được chia thành 3 khoang, trang trí hình rồng phượng và hoa lá.

    Các công trình xây dựng ở đây đã bổ sung, hỗ trợ cho nhau để tạo thành một quần thể hoàn chỉnh. Mỗi kiến trúc tuy có những nét vẻ khác nhau nhưng đều mang đậm bản sắc dân tộc. Tất cả đã hoà nhập và in rõ phong cách kiến trúc Việt Nam.

    Ngoài vẻ đẹp và quy mô về kiến trúc của ngôi đền cổ, Đền Bảo Ninh còn lưu giữ một số đồ thờ tự quý, có giá trị nghệ thuật như: nhang án, ngai, tượng, khay, đài, hòm sắc, cửa võng, kiệu. Tất cả đều có kiến trúc độc đáo, chạm nổi cách điệu lá lật, long chầu mặt nguyệt, hổ phù, rồng bay, phượng múa, hoa lá, đục thông phong lưỡng long chầu nguyệt... thể hiện tài nghệ điêu khắc của nhân dân địa phương.

    Bên cạnh giá trị của kiến trúc nghệ thuật Đền Bảo Ninh còn là cơ sở cách mạng của Tỉnh ủy, Huyện ủy trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây là cơ sở bí mật của huyện thường xuyên tổ chức các cuộc họp bí mật của tỉnh, của huyện và là điểm tập kết của lực lượng bộ đội tỉnh, dân quân du kích chuẩn bị lực lượng đánh bốt Văn Đàn và Đông Biên. Điển hình, cuối tháng 10/1949 Huyện uỷ họp tại Đền để phổ biến âm mưu của địch đánh chiếm huyện Hải Hậu; trong thời gian bao vây bốt Văn Đàn, đồng chí Nguyễn Trọng Luật-uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về lãnh đạo xã Hải Phương, Đền đã trở thành cơ sở để đồng chí đi về hoạt động và tổ chức các cuộc họp phân công nhiệm vụ. Tháng 8/1953, khi giặc Pháp quay trở lại chiếm đóng nhà tràng Đông Biên lần thứ 2 thì Đền Bảo Ninh là nơi tập trung lực lượng dân quân du kích để trực chiến, chặn đánh các cuộc càn quét, cướp phá của địch; đồng thời còn tổ chức cứu chữa thương binh, khâm liệm, mai táng bộ đội và du kích hy sinh. Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, Đền được Huyện uỷ dùng làm địa điểm mở lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng, tổ chức kết nạp đảng viên mới. Những năm 1963-1964 trở thành trụ sở làm việc, hội họp của hợp tác xã, sau đó dùng làm trường học cho con em địa phương.

    Hằng năm vào dịp tháng ba âm lịch Đền mở hội làng. Đây là dịp mở hội đông vui nhất tại Đền nên các gia đình, làng xóm sửa sang nhà cửa, đường dong, ngõ xóm để chuẩn bị đường rước, đón bà con thân quen ở khắp mọi miền về dự hội truyền thống của quê hương. Đền còn tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí như: cờ tướng, tổ tôm điếm, múa sư tử, hát chèo, hát văn, ngâm thơ trước cửa Đền làm cho không khí ngày hội thêm tưng bừng náo nhiệt, ngày càng thu hút đông đảo khách thập phương xa, gần về dự hội và vãn cảnh đền.

    Ngày 12/02/1999, Đền Bảo Ninh được Bộ Văn hoá-Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử-Văn hoá.



      Hôm nay: Fri Apr 26, 2024 5:04 pm